Cây Mít Rừng Là Gì? 5 Công Dụng Bất Ngờ Của Mít Nài

Cây mít rừng hay mít nài là một loài cây ăn quả không quá xa lạ với nhiều người. Cây mít rừng không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống. Cùng Gani tìm hiểu những giá trị và ứng dụng của cây mít rừng hay mít nài qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Cây Mít Rừng Là Cây Gì? (Mít Nài)

Cây Mít Rừng Là Cây Gì? (Mít Nài)
Cây Mít Rừng Là Cây Gì? (Mít Nài)

Cây mít rừng hay còn gọi là mít nài, có tên khoa học là Artocarpus asperulus. Nó là một loài thực vật thuộc họ Moraceae.

Cây mít rừng là một loại cây thân gỗ lớn, chiều cao khoảng từ 20 m đến 25 m, thân thẳng và tròn, cành cây dài cao, tán rộng. Cành non của cây mít nài có lông cứng màu vàng.

Lá mít rừng có hình bầu dục, có chiều dài khoảng 7 – 12cm, chiều rộng khoảng 5 – 7cm; gốc thuôn tù, đầu tròn, khá ráp ở mặt trên vì có nhiều lông cứng, mặt dưới thì có lông tơ mềm.

Khi sờ vào lá mít nài bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, nhám và phiến cứng ở mặt trên của lá, còn mặt dưới lá thì có gân lồi.

Về quả mít rừng hay mít nài cũng có hình dạng rất giống với quả mít thường nhưng thường nó nhỏ hơn nhiều. Kích thước quả to cỡ gần bằng quả trứng ngỗng với đường kính khoảng 6-7cm và có nhiều gai nhọn nhô cao, hạt mít to tầm 12 x 8 mm.

Về phần hoa cây mít rừng có hình cầu và ra hoa thành tùng cụm đường kính khoảng 25mm, hoa thường không cuống và mọc ở đầu cành cây. Bao hoa có hình ống, lông cứng gần như gai, bầu hoa có vòi hình sợi nằm sâu trong bao hoa mít nài. Cây thường ra hoa quả tháng 4 đến tháng 6.

Gỗ mít rừng phần lõi có màu vàng đến nâu vàng. Gỗ khá bền, chịu mối nhưng kém chịu mọt khô. Gỗ mít rừng được ứng dụng trong ngành xây dựng, đóng tàu, làm ván dán, ván sàn, đồ mộc, công cụ, đồ nội ngoại thất…

Cây mít rừng phân bố ở đâu?

Cây mít rừng phân bố từ Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Malaysia nơi khí hậu nóng ấm, thuận lợi cho cây phát triển tốt nhất. Và sau khoảng thời gian khá dài, nó đã được du nhập qua các quốc gia có khí hậu tương tự trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam cây mít nài được tìm thấy ở hầu hết ở các tỉnh như Quảng Nam – Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu,…

Công Dụng Của Mít Nài (Mít Rừng)

Công Dụng Của Mít Nài (Mít Rừng)
Công Dụng Của Mít Nài (Mít Rừng)
  • Quả mít rừng cũng giống mít ta có mùi thơm còn vị thì ngọt ngọt chua chua.
  • Nhựa cây mít rừng lẫn với sáp dùng trong ngành xây dựng và nó cũng được dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.
  • Gỗ của cây mít rừng thường được xem là loại gỗ linh thiêng dùng trong chùa chiềng, nhà thờ, tượng phật, nhà thờ dòng họ. Nhiều nhà thờ họ cả họ cố gắng tìm bằng được gỗ mít rừng để thi công khoảng 10 năm trời mới xong.
  • Tại Campuchia, lõi gỗ mít nài được ứng dụng để tạo một loại nước màu vàng nghệ nhuộm quần áo cho các nhà sư.

Ưu Điểm Của Gỗ Mít Rừng

Theo bảng thống kê các loại gỗ ở Việt Nam, gỗ cây mít rừng (mít nài) thuộc loại gỗ nhóm VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng trung bình, khả năng bị mối mọt tương đối cao, dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Chiêu liêu, Bạch đàn chanh, Bạch đàn trắng, Cáng lò, Bạch đàn liễu, Bứa lá thuôn, Chẹo tía, Bạch đàn đỏ,….

  • Gỗ mít rừng tương đối mịn, thẳng, chắc, bạn có thể cảm nhận được ngay khi sờ vào.
  • Hương gỗ có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu và thư giãn.
  • Gỗ mít nài dễ chế biến, thi công và thiết kế các sản phẩm gia dụng.

Phân Biệt Mít Nài Và Sa Kê

Phân Biệt Mít Nài Và Sa Kê
Phân Biệt Mít Nài Và Sa Kê

Trong dân gian, trái cây Sa Kê là một loại cây ăn quả dùng chế biến thức ăn, lá cây Sa Kê thường được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn không để ý thì rất dễ nhầm lẫn giữa 2 loại trái cây: mít nài và sa kê.

Dưới đây là một số điểm khác giữa 2 loại quả cùng họ này mà bạn có thể tham khảo:

  • Lá cây mít nài thường hình bầu dục, rất giống với mít thường và cũng gần giống với lá Sa Kê. Tuy nhiên, lá Sa Kê thường to hơn.
  • Quả Mít Nài thường có gai cứng hơn và dài hơn so với Sa kê. Quả sake bên ngoài nhìn y chang quả mít , bên trong chỉ chứa thịt, hạt mà không có múi như mít.
  • Ở gần cuống, trái mít nài có dái mít (quả nhỏ có đường kính chừng 2 – 3cm, dài 10 – 15cm). Quả (trái) phủ lốm đốm những chấm vàng (dái đực) hoặc màu xanh trơn (dái cái). Dái đực sẽ tự khô héo và rụng, dái cái lớn dần thành trái mít (đường kính 10 – 14cm). Còn Sa Kê thì không có.
  • Phần đầu ngọn cành cây sa kê ra từng chiếc lá non được bọc trong lớp bao mỏng (như mo bọc buồng hoa cau), lớp vỏ này tách đôi và khô, rụng khi lá bung ra. Trên cây mít nài, lá non ở đầu ngọn cành cây đâm ra không có lớp vỏ bao như vậy.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Rừng

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Rừng
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Rừng

Cách trồng cây mít rừng

  • Trồng dày: Mật độ khoảng 5m x 6m mỗi cây. Một ha trồng khoảng 300 cây mít rừng(chừa 1 khoảng làm đường đi).
  • Trồng thưa: Mật độ khoảng 6m x 7m mỗi cây. Một ha trồng khoảng 210 cây mít rừng.
  • Cũng giống như nhiều loại cây khác, nếu điều kiện đất của bạn tốt thì có thể trồng mít nài thưa còn đất xấu thì trồng dày. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là nên trồng dày để tăng sản lượng và tiết thời gian nhanh hoàn vốn sau đó dùng phương pháp tỉa cành hay đốn bỏ bớt.
  • Hệ thống nước tưới tiêu thì bạn phải xẻ mương tạo rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.
  • Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
  • Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Tưới tiêu cho cây mít rừng

Nếu bạn trồng mít rừng vào mùa khô thì trong tháng đầu tiên nên tưới nước cho cây mít nài thường xuyên khoảng 2-3 ngày lần. Sau khoảng tháng thứ 3 thì có thể tưới 4-5 ngày/ lần.

Cây mít sang năm thứ hai trở về sau thì có thể tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

Cây mí rừng chịu úng kém nên vào mùa mưa lũ bạn phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

Làm cỏ cho cây mít nài

Làm cỏ cũng là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc cây mít rừng. Nên làm cỏ thường xuyên xung quanh gốc cây.

Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất.

Từ năm thứ 3 trở đi bạn chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.

Mua Bán Mít Rừng Ở Đâu TpHCM, Hà Nội?

Mua Bán Mít Rừng Ở Đâu TpHCM, Hà Nội? 
Mua Bán Mít Rừng Ở Đâu TpHCM, Hà Nội?

Do quả mít rừng có vị chua chua ngọt ngọt nên được nhiều người tìm mua dù giá khá cao. Quả mít nài tầm 2-3 quả/kg, múi ướt, có vị chua chua ngọt ngọt, thậm chí có những quả rất chua.

Hiện nay, do nhu cầu tăng cao tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội nên mỗi quả mít rừng dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. Mỗi kg mít có giá khoảng 100.000 đồng.

Trên các trang mạng, shop online thì giá mít rừng cũng được rao bán với giá từ 15.000-50.000 đồng/quả.

Quả mít rừng là một loại quả còn khá mới lạ với nhiều người, nhiều khách ăn thử cảm thấy ngon vị nó chua chua ngọt ngọt và thơm. Nhưng cũng có người không ăn được vì vị chua của nó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form