4 Cách Làm Tinh Dầu Tràm Đơn Giản Tại Nhà

Từ xưa đến nay, tinh dầu Tràm được biết đến là tinh dầu mạnh, có tác dụng khử trùng, giảm đau và kháng viêm rất hiệu quả. Tràm còn có tên gọi khác là Cajeput, Cajuput và Minyak kayu putih. Đây là loại cây bản địa của các vùng nhiệt đới ở Úc và Đông Nam Á. Cùng GANI tìm hiểu xem cách làm tinh dầu Tràm như thế nào nhé!

4 Cách Làm Tinh Dầu Tràm Tại Nhà

4 Cách Làm Tinh Dầu Tràm Tại Nhà
4 Cách Làm Tinh Dầu Tràm Tại Nhà

Ở Việt Nam, Tràm được trồng nhiều nhất tại Thừa Thiên Huế. Để chưng cất tinh dầu Tràm, bạn có thể sử dụng lá Tràm, hoa Tràm và vỏ Tràm, thậm chí là dùng 3 loại cùng một lúc (tùy theo từng mùa).

Một vài cách làm tinh dầu Tràm như sau:

Cách 1: Làm tinh dầu Tràm số lượng lớn

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 150kg lá Tràm tươi
  • 7.5kg lá Trà chồi (5% so với lá Tràm)
  • Nồi đun
  • Nước lạnh, nước sạch, chai đựng, ống thông hơi…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị một ống thông hơi dẫn từ nắp nồi đến phần chai đựng.
  • Bước 2: Để chai đựng ngập trong nước lạnh đến phần cổ chai.
  • Bước 3: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước và cho vào nồi đun.
  • Bước 4: Đổ nước vào đến ⅔ nồi đun.
  • Bước 5: Đun đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu và tiếp tục đun thêm 5-6 tiếng nữa để lá Tràm được chín kĩ.
  • Bước 6: Khi nước sôi bốc hơi, khí đi qua ống dẫn đến chai đựng bị ngập trong nước lạnh. Do nhiệt độ giảm nên khí trong ống dẫn sẽ ngưng tụ thành tinh dầu và chảy xuống chai.

Bạn có thể đổ thêm nước và đun tiếp đợt 2. Sau khi tinh dầu nguội thì cho vào lọ bảo quản đúng quy định.

Cách 2: Làm tinh dầu Tràm số lượng vừa, nhỏ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá Tràm vừa đủ
  • 500ml nước
  • 1 lọ thủy tinh 50ml
  • Nồi, chén thủy tinh, thau…
  • Đá lạnh

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá Tràm rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Chuẩn bị một cái nồi. Để chén nhỏ vào giữa lòng nồi và rải lá Tràm xung quanh nồi.
  • Bước 3: Đậy nắp nồi và đun nhỏ lửa trên bếp.
  • Bước 4: Khi nồi đã bắt đầu nóng, bạn lật ngược nắp nồi lên và rải đá lạnh lên trên. Chờ đến khi nước trong nồi cạn và đá trên nắp nồi tan hết thì tắt bếp.

Nước thu được trong chén thủy tinh chính là tinh dầu Tràm của bạn đó. Chờ cho tinh dầu nguội thì bạn rót vào lọ thủy tinh và bảo quản đúng quy định nhé!

Ngoài ra trong công nghiệp, để chiết xuất tinh dầu Tràm người ta còn sử dụng một vài cách sau:

Cách 3: Chiết xuất Tràm bằng dung môi

Thường người ta sẽ dùng dung môi thứ cấp như hexan, ethanol có nhiệm vụ là hòa tan tinh dầu, tiếp theo người ta sẽ dùng quá trình khác để tách tinh dầu ra khỏi dung môi đó. Nó phù hợp nhất cho các nguyên liệu thực vật mang lại lượng tinh dầu thấp hoặc là các chất thơm không thể chịu được áp lực của quá trình chưng cất hơi nước.

Cách 4: Phương pháp ép lạnh

Tác dụng lực cơ học để phá vỡ cấu trúc, vỡ các túi dầu. Sau đó sẽ đi vào thiết bị ép để lấy phần chất lỏng (tinh dầu thô) và tinh dầu được tách ra nhờ quá trình ly tâm. Phương pháp này thường dùng để tách tinh dầu từ các loại trái cây, có thành phần nhạy cảm với nhiệt độ.

Một Số Lợi Ích Của Tinh Dầu Tràm

Một Số Lợi Ích Của Tinh Dầu Tràm
Một Số Lợi Ích Của Tinh Dầu Tràm

Tinh dầu Tràm không được sử dụng nhiều trong ẩm thực, tuy nhiên lại rất được ưa chuộng trong y khoa bởi nhiều công dụng chữa bệnh của nó. Dưới đây là một số tác dụng của tinh dầu Tràm đối với sức khỏe:

Hỗ trợ việc chăm sóc da

Tinh dầu Tràm có thể làm dịu và làm sáng da, đồng thời giữ cho da không bị nhiễm trùng da như mụn nhọt. Vì vậy dầu Tràm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm và kem khử trùng.

Tác dụng giảm đau

Là một loại thuốc giảm đau tiềm năng, tinh dầu Tràm giúp làm mát và thư giãn các mạch máu. Do đó làm giảm sưng và giảm áp lực lên dây thần kinh sọ thứ 9, có thể giảm đau tức thì.

Khả năng kháng khuẩn

Tinh dầu Tràm được biết đến với khả năng kháng khuẩn, khử trùng. Ngoài ra nó cũng là một chất giúp giảm đau thần kinh, tẩy giun sán để loại bỏ giun đường ruột. Việc sử dụng tinh dầu Tràm cũng bao gồm ngăn ngừa đầy hơi do các đặc tính tiêu diệt của nó.

Cải thiện hô hấp

Do có mùi camphoraceous mạnh, tinh dầu Tràm có thể giúp giảm đau tức ngực và nghẹt mũi gần như tức thì. Nó cũng hiệu quả trong việc kiểm soát cảm lạnh, ho, cúm, viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng xoang.

Đặc tính chống côn trùng

Dầu tràm có thể được sử dụng dưới dạng nước hoặc dầu phun để xua đuổi bọ, bọ chét, kiến, muỗi và nhiều loài côn trùng khác.

Theo một nghiên cứu, đặc tính diệt côn trùng của Tràm có thể được xem xét và sử dụng cho các bệnh do muỗi truyền trong tương lai như sốt xuất huyết. Tinh dầu có thể được phun hoặc xông hơi để đuổi muỗi ra khỏi nhà của bạn.

Những Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Bạn Nên Biết

Những Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Bạn Nên Biết
Những Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Bạn Nên Biết

Dùng làm kem dưỡng da

Bạn có thể thoa trực tiếp lên vết thương nhỏ, vết trầy xước và mẩn ngứa. Một lựa chọn khác là thêm một vài giọt vào một ounce kem dưỡng thể.

Chăm sóc tóc

Bạn nên sử dụng tinh dầu Tràm pha loãng cho tóc giống như cách bạn dùng để bôi da. Một cách khác là bạn thêm vài giọt tinh dầu Tràm vào dầu gội trước khi xoa bóp lên da đầu.

Sử dụng máy khuếch tán

Khuếch tán 2-3 giọt tinh dầu Tràm với các loại dầu giàu chất Cineole khác như Eucalyptus, Fragonia, Scotch Pine hoặc Kunzea. Cách làm này có lợi trong việc làm giảm ho, cảm lạnh và tắc nghẽn. Nó cũng có thể hỗ trợ giảm đau đầu do cảm cúm. Bên cạnh đó hương thơm tinh dầu còn giúp thư giãn thần kinh và suy nghĩ minh mẫn hơn.

Massage với tinh dầu Tràm

Bạn pha loãng tinh dầu với một số loại dầu nền và bắt đầu massage ở những vùng bị đau nhức cơ bắp hoặc đau khớp. Cách làm này mang lại cảm giác ấm áp cho cơ thể trong mùa lạnh, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp giảm đau vùng bên dưới da.

Tác dụng với răng miệng

Thêm một giọt dầu Tràm vào miếng bông gòn, sau đó đặt giữa nướu và má sẽ giúp giảm đau răng. Ngoài ra, tinh dầu Tràm khi được thêm vào nước súc miệng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm thanh quản và viêm phế quản.

Tác Dụng Phụ Của Tinh Dầu Tràm

Dầu tràm có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi bôi một lượng thuốc lên vùng da chưa bị rạn. Nhưng nó có thể gây ra các phản ứng dị ứng nếu lạm dụng quá liều hoặc sử dụng không đúng cách.

Các triệu chứng bao gồm: phát ban da đỏ, mẩn ngứa, nổi mụn, tổ ong…

Cũng sẽ gây ra một vài tác dụng không mong muốn khi hít phải quá nhiều tinh dầu Tràm. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm
  • Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Hiện nay chưa có đủ thông tin chính xác, đáng tin cậy về sự an toàn của việc dùng tinh dầu tràm nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Vậy nên để giữ an toàn thì bạn cần tránh sử dụng trong thời gian này.
  • Trẻ em: Tinh dầu Tràm không an toàn khi hít phải hoặc bôi lên mặt trẻ em. Nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.
  • Cẩn thận không để tinh dầu rơi vào vùng da nhạy cảm như đùi, âm đạo…
  • Chống chỉ định với những bệnh nhân hen suyễn để tránh các vấn đề liên quan tới đường hô hấp.
  • Chú ý liều lượng khi sử dụng: pha nước tắm thì dùng khoảng 5 giọt/lần, dùng để nhỏ vào nước nóng xông hơi thì khoảng 3 – 4 giọt/lần, còn nếu sử dụng dầu Tràm để xoa, đặc biệt để massage thì nên dùng 3 – 5ml/lần.
  • Để tránh xa tầm tay trẻ em. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Tinh dầu Tràm hiện nay cũng đã được sử dụng rộng rãi trong y học để hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường như chữa lành vết thương, cảm lạnh, viêm nhiễm… Bạn có thể tham khảo cách làm tinh dầu Tràm của Gani để tự tay làm cho gia đình một lọ nhé!

Video cách sản xuất tinh dầu tràm nguyên chất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form