Công dụng và cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc mà bạn chưa biết

Tinh dầu hoa ngũ sắc là một trong những loại tinh dầu được sử dụng để điều trị viêm xoang rất hiệu quả. Trong bài này, Gani sẽ chia sẻ đến bạn về tính năng, công dụng của tinh dầu hoa ngũ sắc.

Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc Là Gì?

Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc Là Gì?
Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc Là Gì?

Tinh dầu hoa ngũ sắc được chiết xuất từ cây hoa ngũ vị hay còn gọi là cây cứt lợn, cây bù xít, cỏ hôi,… Đây là một loại thực vật thuộc họ Cúc. Hoa ngũ sắc thông thường có màu trắng tím nhẹ. Cây này được sử dụng như một loài cây thuốc.

Ở Việt Nam, cây hoa ngũ vị thường mọc hoang ở rất nhiều nên khác nhau. Đây là loại cây nhỏ, có lông. Về cơ bản, hoa ngũ vị có khả năng sát trùng, giải độc.

Ứng dụng những công dụng đó, cây hoa ngũ vị còn được sử dụng để tinh chế ra tinh dầu hoa ngũ sắc. Hiện nay, với công nghệ tinh chế chiết xuất hiện đại nên tinh dầu hoa ngũ sắc được điều chế nhiều, ứng dụng sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh.

Tinh dầu hoa ngũ sắc hiện nay được bán dưới dạng lọ nhỏ có dung tích từ 10-15ml/lọ. Để tìm hiểu cách sử dụng bạn có thể tham khảo phần dưới đây để biết cách sử dụng đúng nhất tinh dầu hoa ngũ sắc nhé.

5 Công Dụng Của Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc

5 Công Dụng Của Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc
5 Công Dụng Của Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc

Tinh dầu hoa ngũ sắc có công dụng chủ yếu là giúp đặc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, có khả năng làm thông mũi, có mùi hương dễ chịu. Đặc biệt còn chống phù nề, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Kháng khuẩn chống viêm

Kháng khuẩn chống viêm là một trong những công dụng hàng đầu của cây hoa ngũ sắc. Và đương nhiên nó cũng có khả năng khi là tinh dầu hoa ngũ sắc. Mọi người thường sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc pha nước muối sinh lý nhỏ vào mũi để kháng khuẩn, giảm sưng viêm.

Ngoài sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc như trên, trường hợp bị vết thương có thể giã nát lá của cây hoa ngũ sắc đắp lên sẽ giúp sát trùng rất hiệu quả.

Điều trị viêm xoang cấp mãn tính

Một trong những công dụng phổ biến của tinh dầu hoa ngũ sắc chính là điều trị viêm xoang cấp mãn tính rất hiệu quả. Sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc với nhiều cách khác nhau có thể hỗ trợ điều trị tạm thời đến dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm xoang.

Bạn có thể đọc thêm ở phần hướng dẫn sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc để biết rõ được cách trị viêm xoang hiệu quả nhất. Đặc biệt, đối với những người bị viêm xoang mãn tính cũng có thể hoàn toàn dùng để giảm được triệu chứng, làm nhẹ bệnh hơn hoặc có thể dứt điểm được.

Trị viêm mũi dị ứng, thời tiết

Đối với những người thường xuyên bị viêm mũi dị ứng hoặc thời tiết có thể sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc để xông hoặc nhỏ thường xuyên hằng ngày. Cách này giúp hạn chế được tình trạng khó chịu, hắt hơi, đỏ mũi, sưng phù nề mũi.

Ngoài những công dụng trên, tinh dầu hoa ngũ sắc còn có rất nhiều công dụng khác mà nhất định bạn phải tìm hiểu. Tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc trong phần tiếp theo đây.

Hướng Dẫn Sử Dụng Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc Để Trị Viêm Xoang

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc để trị viêm xoang cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần làm theo những hướng dẫn sau đây.

Sử dụng dạng nhỏ

Bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc để trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng cách nhỏ tinh dầu hòa với nước muối sinh lý 0.9%. Để thực hiện, bạn làm theo những bước hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Hòa tan 5-6 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào 1 lọ nhỏ 10ml nước muối sinh lý 0.9%. Tiếp tục hòa tan dung dịch.
  • Bước 2: Nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên mũi, ngày nhỏ 3 lần. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ vào trong khẩu trang khi đi đường.

Cách làm này sẽ giúp cho mũi thông hơn, hương thơm mát nhẹ từ tinh dầu hoa ngũ sắc rất dễ chịu, giúp hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.

Sử dụng dạng xịt

Để sử dụng dạng xịt này, bạn có thể tận dụng một chai xịt mũi Xisat cũng được. Bạn có thể dùng loại có mở nắp được để dễ dàng thêm nước muối sinh lý và giọt tinh dầu hoa ngũ sắc. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Cho nước muối sinh lý 0.9% vào trong chai, sau đó tiếp tục cho vào đó thêm 20 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc. Sau đó bạn lắc đều.
  • Bước 2: Xịt vào mỗi bên mũi khoảng 2-3 lần. 1 ngày xịt khoảng 3 lần là được.

Cách làm này sẽ giúp cho mũi bạn thông thoáng hơn rất nhiều, đặc biệt hỗ trợ trong trường hợp đang bị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, hỗ trợ điều trị viêm xoang,…

Sử dụng dạng xông

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc dưới dạng xông mũi cũng được. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhỏ khoảng 5-7 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào nước sôim sau đó cùng một miếng giấy cứng quấn lại và xông lên mũi. Bạn xông khoảng 5-10 phút mỗi ngày.

Với những cách sử dụng trên, bạn có thể thấy rằng tinh dầu hoa ngũ sắc có rất nhiều công dụng khác nhau. Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng thảo mộc trong điều trị bệnh thì còn biết về tác dụng của cây hoa ngũ vị.

Loại hoa ngũ vị này có khả năng bổ sung, kết hợp với các bài thuốc dân gian để trị rất nhiều các căn bệnh khác nhau, phổ biến trong các bài thuốc Đông Y.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc

Khi sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc, chúng ta cũng cần lưu ý đến một số yếu tố để đảm bảo sử dụng và bảo quản cẩn thận nhất. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Tinh dầu là một hợp chất không tan trong nước, vì vậy khi sử dụng phải lắc đều để tinh dầu được trộn lẫn trong nước muối, tránh tình trạng gây bỏng, rát và tăng hiệu quả khi sử dụng.
  • Khoảng từ 3 ngày đầu sử dụng sẽ có hiện tượng chảy mũi nhiều, tinh dầu sẽ kích thích làm tiết dịch, thải loại vi khuẩn ra ngoài. Chính vì vậy bạn phải kiên nhẫn sử dụng. Hãy sử dụng đúng từ 10-14 ngày, không nên bỏ sử dụng giữa chừng.
  • Cần bảo quản tinh dầu hoa ngũ sắc tránh được ánh nắng mặt trời.
  • Không uống trực tiếp tinh dầu mà cần pha loãng, sử dụng theo liều lượng đã được hướng dẫn, tuyệt đối không được lạm dụng tinh dầu.
  • Không được đôi tinh dầu lên mắt, lên các vết thương hở hoặc các vùng da nhạy cảm.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng (với đối tượng là phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi).
  • Cần sử dụng tinh dầu trong khoảng thời gian còn hạn sử dụng. Không sử dụng tinh dầu nếu có mùi lạ hoặc xuất hiện màu lạ, bị đổi màu.

Làm Sao Để Mua Tinh Dầu Hoa Ngũ Sắc Chính Hãng?

Hiện nay để mua tinh dầu hoa ngũ sắc khá đơn giản, có rất nhiều nơi bán tinh dầu hoa ngũ sắc, vì vậy nên chắc chắn sẽ khó đảm bảo chất lượng hết. Người sử dụng cần phải lựa chọn một nơi phân phối tinh dầu rõ nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng.

Đặc biệt, một trong những điểm lưu ý khi mua tinh dầu tự nhiên là hãy để ý đến nhãn hiệu quả tinh dầu. Nhãn hiệu, cách đóng gói và giá của tinh dầu quyết định đến chất lượng tinh dầu hoa ngũ sắc mà bạn mua. Vì vậy nên đừng ham mua những lọ tinh dầu quá rẻ, có thể sẽ không phải hàng thật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tinh dầu hoa ngũ sắc và cách sử dụng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết được các cách chữa bệnh từ tinh dầu hoa ngũ sắc. Chúc bạn khỏe mạnh.

Cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc tại nhà [A-Z]

Bạn có thể bắt gặp những bông hoa ngũ sắc ở quanh nhà, khu đất trống hay công viên. Vào một ngày cuối tuần, bạn muốn thử cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc? Hãy cùng GANI xắn tay vào bếp để chuẩn bị “phương thuốc” trị các bệnh về mũi như viêm xoang, dị ứng… chỉ với nguyên liệu siêu rẻ này nhé!

Công dụng của tinh dầu hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc được trồng nhiều tại các gia đình
Hoa ngũ sắc được trồng nhiều tại các gia đình

Hoa ngũ sắc còn có tên gọi dân gian là hoa cứt lợn, cỏ hôi, cây bù xít… Trong các tài liệu y học phương Đông, chúng được xếp vào thực vật họ Cúc và là loài cây thuốc với công dụng sát trùng, giải độc. Chính vì vậy, hoa ngũ sắc được ứng dụng nhiều trong việc điều trị bệnh:

  • Đặc trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thông mũi…
  • Chống phù nề, mẩn ngứa, chống viêm và kháng khuẩn
  • Sát khuẩn, giúp vết thương không bị nhiễm trùng, mưng mủ và nhanh liền miệng
  • Trị viêm mũi do thời tiết thay đổi, dị ứng. Giảm hắt hơi, đỏ mũi, sưng phù nề

Hướng dẫn cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc

Bạn có thể tự làm tinh dầu hoa ngũ sắc tại nhà theo hướng dẫn của Gani:

Chuẩn bị nguyên liệu

Hoa ngũ sắc phơi khô dùng là nguyên liệu chưng tinh dầu
Hoa ngũ sắc phơi khô dùng là nguyên liệu chưng tinh dầu

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn) đã rửa sạch và phơi nắng 2-5 tiếng
  • Tỏi đã bóc vỏ và rửa sạch, đem phơi vài tiếng ngoài trời nắng
  • Muối hạt

Tùy vào nhu cầu sử dụng để điều chỉnh lượng nguyên liệu. Đối với lần đầu, bạn chỉ nên làm ít để có kinh nghiệm và biết cách tinh chỉnh hàm lượng phù hợp.

Cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc

Trộn tinh dầu nguyên chất với dầu tỏi và nước muối sinh lý 0.9%
Trộn tinh dầu nguyên chất với dầu tỏi và nước muối sinh lý 0.9%

Quy trình làm tinh dầu được chia thành các giai đoạn:

  • Ngưng tụ tinh dầu nguyên chất
  • Ngưng tụ dầu tỏi
  • Pha hỗn hợp muối sinh lý
  • Trộn hỗn hợp nguyên liệu

Cụ thể các bước tiến hành như sau:

Tiến hành chiết tinh dầu nguyên chất bằng phương pháp ngưng tụ:

  • Bước 1: Cho cỏ ngũ sắc đã rửa sạch và phơi khô vào một chiếc nồi lớn
  • Bước 2: Đổ ngập nước lên nguyên liệu bên trong nồi. Co 1 chiếc bát lớn ở phía trên.
  • Bước 3: Đóng nắp nồi, bật lửa vừa để đun sôi nước và nguyên liệu bến trong. Khoảng 5-7 phút nước sẽ sôi, lúc này bạn lật ngửa nắp vung và cho và viên đá lạnh lên phía trên. (Cách này có tác dụng giúp tinh dầu ngưng tụ tốt hơn)
  • Bước 4: Tinh dầu bay lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy vào bát lớn phía dưới.

Cách chiết tinh dầu tỏi đơn giản tại nhà là ngưng tụ. Các thao tác thực hiện tương như đối với hoa ngũ sắc (Gani đã hướng dẫn phía trên). Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua dầu tỏi ở hàng tạp hóa hoặc nơi bán hương liệu.

Pha muối sinh lý theo tỉ lệ NaCl 0,9%

Trộn tinh dầu: Pha tinh dầu hoa ngũ sắc nguyên chất, dầu tỏi và nước muối sinh lý với nhau. Sau đó cho vào chai thủy tinh tối màu và bảo quản trong tủ lạnh, nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời để dùng dần.

Hướng dẫn sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc

Cho vài giọt tinh dầu đã pha vào khẩu trang để diệt vi khuẩn khi đi đường
Cho vài giọt tinh dầu đã pha vào khẩu trang để diệt vi khuẩn khi đi đường

Các cách sử dụng tinh dầu tiện lợi dành cho bạn:

Sử dụng dạng nhỏ:

  • Bước 1: Cho tinh dầu hoa ngũ sắc đã pha (hướng dẫn ở trên) vào lọ nhỏ khoảng 10-15ml để dễ dàng sử dụng và mang bên mình khi cần thiết.
  • Bước 2: Nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi. Ngày thực hiện 3 lần đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ tinh dầu vào khẩu trang đi đường để giúp thông mũi, dễ chịu, hạn chế mùi hôi và diệt vi khuẩn, phòng tránh lây nhiễm bệnh.

Sử dụng dạng xịt:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chai xịt mũi đã hết. Vệ sinh sạch sẽ trước khi tinh dầu hoa ngũ sắc đã pha loãng với nước muối sinh lý 0.9% vào.
  • Bước 2: Ngày xịt 2-3 lần cho mỗi bên mũi giúp mũi thông thoáng, giảm nghẹt và hạn chế các vấn đề về dị ứng do thời tiết, viêm xoang…

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc

Không thoa tinh dầu nguyên chất lên da
Không thoa tinh dầu nguyên chất lên da

Cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc rất kỳ công, nhiều công đoạn và tốn thời gian. Để tránh lãng phí công sức, bạn nên chú ý trong việc sử dụng và bảo quản.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho người dùng:

  • Lắc đều trước khi sử dụng để nước muối và tinh dầu hòa tan. Do tinh dầu nguyên chất thường đậm đặc, không hòa tan trong nước nên dễ gây bỏng, kích ứng.
  • Với người mới dùng, bạn sẽ thấy sau khi xịt xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi. Đây là cơ chế hoạt động của sản phẩm, dịch tiết sẽ mang theo vi khuẩn, bụi bẩn ra ngoài, giúp bạn thoải mái hơn nhiều.
  • Kiên trì sử dụng đều đặn 10 – 14 ngày để đạt hiệu quả cao.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời hoặc ngăn mát tủ lạnh.
  • Không bôi hoặc uống trực tiếp tinh dầu nguyên chất.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang mang thai phải có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trong trường hợp bạn thấy cách làm tinh dầu hoa ngũ sắc phức tạp, không có thời gian thực hiện có thể mua sản phẩm tại Gani. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các loại tinh dầu nguyên chất như tinh dầu trà xanh, tinh dầu quế,… Tất cả đều đảm bảo đầu vào nguyên liệu sạch cho đến từng công đoạn điều chế, đóng gói và bảo quản thành phẩm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form